Giỏ hàng

6 MẸO NHỎ NGĂN BÀN CHÂN BỊ SƯNG VÀ PHỒNG RỘP KHI MANG GIÀY CHẠY BỘ

Chắc hẳn đã không ít lần bạn gặp phải tình trạng sưng tấy, hay thậm chí phồng rộp, tổn thương bàn chân khi mang giày nói chung và giày chạy bộ nói riêng, đặc biệt là với giày mới mua. Để tránh được sự khó chịu không đáng có gây ảnh hưởng đến chất lượng tập luyện, việc chọn giày chạy tốt, êm, vừa size là tất yếu. Bên cạnh đó, BF365 cũng sẽ chia sẻ thêm một vài kinh nghiệm giúp ngăn tình trạng phồng rộp, sưng tấy khi mang giày chạy bộ nhé.

VÌ SAO BÀN CHÂN BỊ SƯNG, PHỒNG RỘP KHI MANG GIÀY CHẠY BỘ?

Trước khi tìm cách xử lý cũng như ngăn ngừa những vết sưng, phồng rộp khi mang giày chạy bộ, cần hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Hình ảnh bài viết

Cần hiểu nguyên nhân bàn chân bị sưng, phồng rộp khi mang giày chạy bộ để tìm được cách ngăn chặn hiệu quả

Về cơ bản, hiện tượng sưng, phồng rộp chân xảy ra do ma sát cao và liên tục giữa bàn chân với giày chạy. Vết xước, nứt hoặc vết phồng rộp chứa dịch lỏng tạo thành vết phồng rộp ở lớp biểu bì. Đặc biệt, nếu bạn tiếp tục chạy với tình trạng này, vết phồng rộp có thể bị vỡ và nhiễm trùng, gây khó chịu trong quá trình tập luyện cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, do sự khó chịu ở bàn chân bị sưng, phồng, cách tiếp đất khi chạy cũng không còn được tự nhiên, kéo theo các chấn thương khác trong quá trình tập luyện.

Các chấn thương cơ xương phổ biến nhất bị ảnh hưởng do chân bị sưng, phồng rộp là:

  • Đầu gối 7%

  • Mắt cá chân 3%

  • Gót chân 3%

  • Hông 1%

  • Chuột rút 1%

Dưới đây là một vài kinh nghiệm để ngăn ngừa các vết sưng, phồng rộp chân khi chạy bộ thật hiệu quả:

1. MUA GIÀY CHẠY BỘ PHÙ HỢP

Giày chạy bộ càng tốt, vừa vặn và linh hoạt thì càng giúp bàn chân và cơ thể hạn chế bị tổn thương. Nếu giày chạy quá nhỏ, thân giày sẽ cọ xát vào gót chân và làm cho các ngón chân bị bó chặt, gây tăng nguy cơ thương tổn. Giày chạy vừa vặn sẽ ôm chân một cách thoải mái, tránh cọ xát đồng thời nâng đỡ bàn chân theo từng bước đi. Do vậy, bạn cần phải tìm kích cỡ giày chính xác và kiểu dáng phù hợp, đồng thời tập đi quen giày mới trước khi bắt đầu chạy đường dài.

Hình ảnh bài viết

Chọn giày chạy bộ phù hợp với bàn chân và cách chạy là yếu tố quan trọng để bảo vệ bàn chân

2. CÂN NHẮC VIỆC MUA GIÀY CHẠY BỘ RỘNG HƠN NỬA SIZE

Mang giày chạy bộ rộng không phải là lựa chọn tốt, tuy nhiên bạn vẫn nên chọn size lớn hơn số đo chân khoảng nửa size. Nguyên nhân là sau quá trình tập luyện, bàn chân có thể giãn nở hơn một chút. Khi tiếp đất, các ngón chân cũng sẽ giãn ra để tăng độ chắc chắn. Giày chạy bộ quá chật sẽ không có đủ chỗ trống cho độ giãn nở này, làm tăng ma sát giữa ngón chân và giày.

Hình ảnh bài viết

Đo và chọn size giày chạy bộ phù hợp với bàn chân hoặc lớn hơn nửa size trong trường hợp bàn chân form lớn, dễ giãn nở khi tập luyện

3. MUA GIÀY CHẠY BỘ CÓ TOE BOX RỘNG

Toe box của giày chạy bộ là phần bao phủ bàn chân trước. Toe box có tác dụng giữ cho bàn chân được nâng đỡ tốt và hỗ trợ liền mạch với tổng thể cổ giày, đế giày khi bạn di chuyển. Nếu bạn có bàn chân form lớn hơn bình thường, việc mang loại giày có toe box hẹp cũng sẽ tăng nguy cơ va chạm và gây ra tình trạng sưng phồng ngón chân.

Một lưu ý nhỏ nữa để hạn chế bàn chân bị sưng, phồng rộp là điều chỉnh dây giày chạy bộ. Nếu dây giày buộc quá chặt, có nghĩa là giày bị chật. Còn khi dây giày được buộc quá lỏng, upper không đủ chắc chắn để hỗ trợ bàn chân, gây ra chuyển động không bình thường của giày so với chân. Một số mẫu giày chạy bộ được thiết kế với khóa dây sẽ giúp giữ dây giày chắc chắn trong quá trình tập luyện.

Hình ảnh bài viết

Nên cân nhắc chọn giày chạy bộ có toe box rộng hơn nếu bạn có bàn chân lớn

4. THỬ BÔI VASELINE KHI MANG GIÀY CHẠY BỘ

Sử dụng Vaseline sẽ tạo một lớp bảo vệ trơn, mịn giúp chống ma sát cho bàn chân và ngón chân. 

Ngoài ra, mồ hôi và độ ẩm cao trong giày cũng là nguyên nhân khiến cho bàn chân dễ bị phồng rộp hơn. Bạn có thể thử sử dụng phấn rôm, bột chống ẩm rắc vào trong giày chạy bộ để giảm độ ẩm do mồ hôi gây ra.

Hình ảnh bài viết

Màng Vaseline giúp bảo vệ bàn chân khỏi cọ xát với giày chạy bộ

5. SỬ DỤNG TẤT TRƠN, MỀM, MỊN KHI MANG GIÀY CHẠY BỘ

Bên cạnh giày chạy bộ thì tất cũng là yếu tố quan trọng quyết định độ thoải mái. Chọn tất kém thấm mồ hôi, chất liệu thô ráp cũng sẽ khiến bàn chân bị đau, sưng hay phồng rộp. 

Tất chạy bộ tốt sẽ có form vừa vặn, liền mạch (không đường may), mềm mịn và thậm chí có thể thông gió để giúp thấm mồ hôi. 

Hình ảnh bài viết

Mang tất mềm, thoáng mồ hôi khi chạy bộ giúp hạn chế sưng, phồng rộp cho bàn chân - 

Xem thêm các mẫu tất thể thao chính hãng tại BF365

6. LƯU Ý KHÔNG MANG GIÀY CHẠY BỘ MỚI TRONG NGÀY THI ĐẤU HOẶC TẬP LUYỆN LÂU

Giày chạy bộ mới mua thường có form cứng hơn và bàn chân có thể chưa quen với cảm giác này. Mang giày chạy mới vào ngày thi đấu đòi hỏi tốc độ cao hoặc khi tập chạy trong thời gian quá dài sẽ khiến bàn chân phải chịu áp lực lớn, nguy cơ tổn thương cũng cao hơn. Nên có thời gian làm quen bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, tăng dần tốc độ và cự ly chạy để giày mềm và vừa vặn với bàn chân hơn.

Hình ảnh bài viết

Hãy tập mang giày chạy mới để bàn chân quen với giày cũng như giúp upper mềm mại hơn trước khi thi đấu hoặc tập luyện cự ly dài

Với 6 mẹo nhỏ trên đây, những vết sưng, phồng khi mang giày chạy bộ chắc chắn sẽ không còn là trở ngại cho mỗi buổi tập ngập tràn năng lượng. Để được tư vấn thêm về chọn size, chất liệu đối với các mẫu giày chạy bộ tốt chính hãng với giá hợp lý, hãy liên hệ với BF365 qua website và fanpage Blackfriday365 nhé.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Instagram Top