Giỏ hàng

4 LOẠI GIÀY CHẠY BỘ NGƯỜI MỚI TẬP CẦN LƯU Ý

Lựa chọn một đôi giày chạy bộ tốt cùng đồng hành trên mỗi chặng đường là việc hết sức quan trọng khi bắt đầu tập luyện. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu giày chạy bộ với nhiều kiểu dáng, thiết kế và mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi nhà sản xuất, mỗi mẫu giày chạy bộ đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng phục vụ cho từng nhu cầu luyện tập. Vậy đâu là những yếu tố cần thiết và quan trọng nhất để chọn được giày chạy bộ tốt cho người mới tập luyện? 

1. Giày chạy bộ trọng lượng nhẹ

Một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu khi chọn giày chạy bộ để nâng cao tốc độ là trọng lượng. Nếu bạn chạy và tập luyện đòi hỏi tốc độ cao hay chạy đua, giày chạy nhẹ chắc chắn là phụ kiện thể thao vô cùng quan trọng.

Giày chạy bộ có trọng lượng nhẹ là lựa chọn lý tưởng khi bắt đầu các bài tập tốc độ như chạy nước rút, chạy biến tốc, hoặc thi đấu. 

Hình ảnh bài viết

Adizero Takumi Sen 5 là mẫu giày chạy có trọng lượng nhẹ từng phá kỷ lục tốc độ thế giới, tuy nhiên người mới tập cần cân nhắc khi lựa chọn cho thời gian đầu tập luyện

Giày chạy bộ siêu nhẹ được sản xuất với đệm mỏng cho phép bàn chân chuyển động tự nhiên và năng động hơn. Tuy nhiên, những đôi giày chạy siêu nhẹ này cũng có nhược điểm là kém êm và khả năng hấp thụ va chạm khi tiếp đất hơn các loại giày sử dụng nhiều bọt đệm. Do đó, với người mới bắt đầu tập chạy, không nên sử dụng loại giày chạy siêu nhẹ, đế mỏng để tránh chấn thương khi luyện tập mà chỉ ưu tiên những mẫu giày chạy có trọng lượng nhẹ và êm ái vừa đủ.

Xem thêm các mẫu giày chạy có trọng lượng nhẹ tại BF365.

2. Giày chạy bộ chuyên dụng cho đường mòn, giày chạy địa hình (giày Trail)

Các runner trên đường mòn phải chạy trên bùn, đất, đá và các chướng ngại vật khác trong suốt quá trình chạy. Do đó, giày chạy bộ cho đường mòn, địa hình cần sự hỗ trợ, ổn định và bảo vệ tốt nhất.

Đúng như tên gọi giày chạy dành cho đường mòn, giày Trail được thiết kế để chạy trên bề mặt kém bằng phẳng và nhiều loại địa hình, từ bùn lầy đến cỏ, đường đá hay đường đất nhờ lớp đế giữa êm ái.

Giày Trail cũng có thiết kế upper nhằm bảo vệ quanh mắt cá chân và lưỡi gà để bảo vệ bàn chân để ngăn rễ cây, đất đá lọt vào giày khi chạy.

Không chỉ vậy, giày chạy đường mòn còn có đế ngoài cắt rãnh sâu và bền bỉ với độ bám vượt trội để kiểm soát và bám đường tốt hơn trên các bề mặt mềm, ít bằng phẳng, trơn trượt.

Hình ảnh bài viết

Mẫu giày chạy địa hình chất lượng chính hãng có tại BF365

3. Giày chạy bộ ổn định và giày chạy bộ kiểm soát chuyển động

Việc tiếp đất với bàn chân bị nghiêng khi chạy là một phần chuyển động tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, do đặc trưng về cấu tạo bàn chân mà độ nghiêng này ở mỗi người là khác nhau, có thể nghiêng vào trong (bàn chân lật trong) hoặc ra ngoài (bàn chân lật ngoài, chân có vòm cao). Vì vậy, giày chạy bộ ổn định và giày chạy bộ kiểm soát chuyển động có thể hạn chế hoặc thậm chí ngăn chặn tình trạng này.

Giày chạy bộ ổn định có độ mềm vừa phải, thường hỗ trợ thêm nẹp để bước chân vững chãi hơn. Đây là loại giày chạy dành cho người gặp tình trạng bàn chân lật trong nhẹ.

Hình ảnh bài viết

Giày chạy Adizero Tempo 9 êm, nhẹ và ổn định với nẹp hỗ trợ đế giữa chắc chắn

Giày kiểm soát chuyển động thường được khuyên dùng cho những người chạy có vòm bàn chân thấp (bàn chân phẳng) và bị lật về phía trong từ trung bình đến nghiêm trọng. Giày kiểm soát chuyển động thường cứng hơn, nặng hơn các mẫu giày trung tính và được thiết kế đế rộng để hạn chế chuyển động khiến bàn chân bị nghiêng vào trong. Nếu bạn xác định được kiểu tiếp đất của mình là bàn chân lật trong, hãy lưu ý chọn loại giày chạy bộ hỗ trợ phù hợp.

Hình ảnh bài viết

Mẫu giày chạy được New Balance thiết kế riêng cho người có vòm bàn chân phẳng

4. Giày chạy bộ có đệm dày

Hầu hết các loại giày chạy bộ có đệm hỗ trợ dày đều được sản xuất với các tính năng phân tán lực va chạm ở phần đế ngoài và/hoặc đế giữa - thường là ở các vùng gót chân hoặc bàn chân trước.

Giày chạy có đệm êm ái, độ mềm cao, trọng lượng nhẹ thường được khuyên dùng cho người mới tập, ít chạy hoặc bàn chân không bị nghiêng khi tiếp đất vì vừa cung cấp khả năng hấp thụ va chạm, vừa bảo vệ mà không cần các bộ phận hỗ trợ thêm để điều chỉnh dáng bàn chân khi tiếp đất.

Giày chạy có đệm dày cũng được sử dụng cho những trường hợp bàn chân bị lật ra ngoài (người chạy có vòm bàn chân cao).

Hình ảnh bài viết

React Infinity run flyknit 2 từ Nike là dòng giày chạy bộ nâng cấp lớp đệm, hỗ trợ tốt khi bàn chân tiếp đất

Hình ảnh bài viết

Trong khi giày chạy Air Zoom Pegasus 38 cũng hỗ trợ đệm giày, êm, phù hợp với người mới tập chạy

Ngoài ra, các loại giày chạy đệm dày vừa đủ với trọng lượng nhẹ, hoàn trả năng lượng tốt cũng sẽ giúp người mới tập duy trì sức bền khi chạy ở cự ly dài.

Lưu ý: Hãy mang thử giày & nhờ tư vấn thêm nếu còn thắc mắc để chọn được loại giày chạy bộ phù hợp nhất khi bắt đầu tập luyện nhé.

Cách tốt nhất để tìm được một đôi giày chạy bộ “hoàn hảo” là bạn hãy tự mình trải nghiệm nhiều thương hiệu và kiểu dáng (cũng như các loại giày chạy bộ khác nhau) để hiểu rõ về form dáng bàn chân, các vấn đề gặp phải và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Sau khi đã xác định được loại giày chạy mong muốn, bạn có thể tham khảo thêm tư vấn từ các chuyên gia cũng như cửa hàng giày để chắc chắn chọn được mẫu giày ưng ý. Đừng ngại liên hệ với BF365 qua website và fanpage nếu bạn cần tư vấn khi chọn mua giày chạy bộ namgiày chạy bộ nữ chính hãng, chất lượng mà giá cả hợp túi tiền nhé.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Instagram Top